top of page

Cỏ lá lạc

Tên cây: Cây Cỏ Lạc

Tên thường gọi: Lạc dại, cỏ đậu phộng, lạc tiên, cỏ đậu, đậu phộng cảnh

Tên khoa học: Arachis pintoi

Họ: Đậu Fabaceae

Nguồn gốc: Có nguồn gốc từ Nam Mỹ

Chiều dài: Từ 2 – 3cm



Đặc điểm hình thái cây Cỏ Lạc

Cỏ Lạc là cây thân bò thuộc họ đậu, có khả năng sinh trưởng vô hạn. Thân cây Cỏ Lạc mọc bỏ trên mặt đất, lá cây nhỏ màu xanh, hình tròn bầu, không khía cạnh. Cây có lá hoa màu vàng tươi, cây hoa có một cánh to xòe rộng, ở giữa là một bầu nhụy giống hình vỏ sò.



Hạt cây Cỏ Lạc có màu nâu nhạt, kích thước hạt có thể từ 8-12mm x 4-6mm. Vì cùng chung đặc tính của họ nhà đậu nên rễ cây Cỏ Lạc có nhiều nốt sần, cây khả năng cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm từ nito khí trời rất tốt, chúng phát triển sinh khối rất nhanh nên có giữ ẩm và làm giàu khoáng chất, mùn cho đất.


Với đặc tính như vậy nên cây có thể chịu được thời tiết khắc nghiệt, có thể trồng ở những nơi đất khô cằn, đất bạc màu, đất cát hay đất chua mặn ven biển để cải tạo chất đất.



Cây Cỏ Lạc có thể trồng quanh năm, nhưng đối với các tỉnh miền Bắc thì thời gian trồng tốt nhất là mùa xuân và mùa thu, đối với các tỉnh miền trung, Tây Nguyên hoặc miền Nam, thời gian tốt nhất là vào mùa mưa.

Công dụng của cây Cỏ Lạc

Cây Cỏ Lạc có thể trồng thành thảm, xen giữa các cây mùa vụ, cây ăn trái hoặc cây lâu năm. Chi phí đầu tư cho cây không đáng kể nhưng cây sinh trưởng nhanh lại có khả năng giữ ẩm, cải tạo đất lại chống xói mòn, rửa trôi đất.


Nhờ việc trồng cây Cỏ Lạc mà nhiều hộ gia đình đã đỡ rất nhiều công sức và tiết kiệm chi phí trong việc bón phân, làm cỏ mà sản lượng thu hoạch sản phẩm vẫn tăng cao so với mọi năm.



Yêu cầu kỹ thuật khi trồng và cách chăm sóc cây Cỏ Lạc

Đất trồng:

Cỏ Lạc là loại cây có khả năng chịu ngập chịu úng lại có thể cải tạo đất như nhiều loại cây họ đậu khác nên cây không có yêu cầu khắt khe đối với đất trồng.

Cây có thể trồng ở những nơi đất khô cằn, đất bạc màu hay đất chua mặn, kém màu mỡ. Tuy nhiên trước khi trồng cây cũng nên phát, xới đất sạch sẽ, dùng cuốc xẻ rãnh sâu từ 20 -25cm, mỗi hàng cách nhau chừng 25 -30cm.

Nên trồng theo đường bang rộng, hẹp hoặc đường đồng mức tùy địa hình đối với những nơi đất dốc để phát huy tối đa tác dụng chống xói mòn cho đất.

Chuẩn bị hom giống:

Chọn những nhánh cây không già quá cũng không non quá, tốt nhất là khi cây đang ở giai đoạn bánh tẻ; khi lá cây bắt đầu chuyển từ xanh sang màu hơi ngã vàng. Cắt những hom cây thành từng đoạn với độ dài từ 25- 30cm.

Cách trồng:

Cây nên trồng theo cụm, mỗi cụm từ 2 -3 hôm cành theo lối áp tường, mỗi cành cách nhau từ 10 – 15cm. Nên lấp kỹ đất và nện chặt để cây nhanh bén rễ. Trong giai đoạn đầu cây mới làm quen đất thì nên tưới thường xuyên để có thể cung cấp đủ độ ẩm cho đất.

Cách chăm sóc:

Sau khi cây bén rễ khoảng chừng từ 25-30 ngày thì nên làm cỏ cho cây, tốt nhất nên dùng bằng tay để tránh làm bật gốc rễ, dễ chết cây. Với những nơi trồng thành đồng hoặc thảm thì nên cắt tỉa, một phần giúp cây sinh trưởng tốt, một phần có thể nhân giống, làm thức ăn cho gia súc hoặc có thể ủ làm phân xanh để bón cho cây cối.


Nguồn : internet / Tổng hợp : KTS.Phạm Duy

5 views0 comments

Recent Posts

See All
bottom of page